Quảng Bá Thương Hiệu: Top 7 Chiến Lược Hiệu Quả

Quảng bá thương hiệu là gì? (Ảnh minh họa)

Hầu hết các doanh nghiệp đều được người tiêu dùng nhận biết qua các hình ảnh thương hiệu mà họ tạo ra. Do đó, việc quảng bá thương hiệu hiện nay được đánh giá là một công việc vô cùng cần thiết và quan trọng đối với các doanh nghiệp. Theo dõi bài viết dưới đây của để tìm hiểu những thông tin cần thiết về quảng bá thương hiệu. Ngoài ra bài viết còn cung cấp top 7 chiến lược quảng bá thương hiệu có hiệu quả mà các doanh nghiệp nên áp dụng.

1. Quảng bá thương hiệu là gì?

Quảng bá thương hiệu là gì? (Ảnh minh họa)
Quảng bá thương hiệu là gì? (Ảnh minh họa)

Quảng bá thương hiệu là chiến lược truyền thông tiếp thị với mục đích thông báo, thuyết phục và tác động tới quá trình đưa ra quyết định của người mua khi họ lựa chọn một thương hiệu cụ thể nào đó. Chiến lược này được thực hiện nhằm nâng cao nhận thức về thương hiệu. Từ đó tạo ra sự quan tâm của người tiêu dùng. Do đó, bạn có thể bán hàng và chuyển đổi người mua thành khách hàng trung thành.

2. Vì sao doanh nghiệp cần quảng bá thương hiệu?

Doanh nghiệp cần quảng bá thương hiệu do các lý do sau:

  • Quảng cáo các tính năng cụ thể của thương hiệu như giá cả cũng như các chương trình đặc biệt được cung cấp nhằm mục đích giúp khách hàng nắm bắt được các sản phẩm của thương hiệu.
  • Giúp khách hàng có thể phân biệt các sản phẩm khác với sản phẩm của thương hiệu do một số tính năng độc đáo nhất định.
  • Quảng bá thương hiệu giúp khách hàng có thêm thông tin sản phẩm nhằm nâng cao nhu cầu sản phẩm.
  • Xây dựng hình ảnh và giá trị thương hiệu, từ đó doanh nghiệp có thể nâng cao giá trị thương hiệu của mình trong mắt người tiêu dùng.
  • Quảng bá thương hiệu giúp doanh nghiệp ổn định doanh số bị ảnh hưởng bởi các thay đổi tự nhiên, chính trị, xã hội.
  • Giúp doanh nghiệp trở nên vượt trội hơn trước mọi nỗ lực marketing của đối thủ cạnh tranh.
  • Quảng bá thương hiệu giúp doanh nghiệp duy trì tài sản thương hiệu.

3.1. Xây Dựng Website

Dù bạn có thể dành vài tháng đến cả năm trời để hoàn thiện sản phẩm/ dịch vụ bằng tất cả nỗ lực và sự tâm huyết, bạn mới chỉ hoàn thành một bước trong quá trình dài hơi đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Điều khó khăn hơn cả là làm thế nào để quảng bá sản phẩm/ thương hiệu mình tới đối tượng khách hàng tiềm năng.

Website giúp xây dựng thương hiệu và uy tín cho doanh nghiệp
Website giúp xây dựng thương hiệu và uy tín cho doanh nghiệp

Điều tốt nhất bạn có thể làm là tạo dựng một thông điệp sản phẩm tốt. Thứ giúp nhấn mạnh tính hữu dụng và cần thiết nơi thương hiệu của bạn. Bạn cần xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình. Rằng bạn là ai và bạn đang cung cấp sản phẩm gì.

Quá trình xây dựng này giúp gia tăng tính nhận diện của thương hiệu trong mắt người dùng. Để một khi họ bước tới siêu thị và sẵn sàng mua hàng. Chính bạn (chứ không phải một thương hiệu nào khác). Là thương hiệu được người tiêu dùng lựa chọn vào giỏ mua hàng.

>>> Nếu bạn có nhu cầu thiết kế website bài bản, chuyên nghiệp có thể tham khảo đơn vị thiết kế website uy tín tại đây!

3.2. Đào tạo nhân viên một cách bài bản

Một doanh nghiệp không thể lớn mạnh và một thương hiệu không thể vươn xa nếu bản thân các thành viên không ý thức được hết trách nhiệm của mình và tầm quan trọng của sự tồn tại doanh nghiệp. Đặc biệt, với một doanh nghiệp nhỏ, đào tạo nhân viên một cách bài bản. Đồng bộ cũng tương tự như việc đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của thương hiệu.

Đào tạo nhân viên bài bản gây dựng niềm tin và tự hào về sứ mệnh và sự phát triển trong chiến lược quảng bá thương hiệu
Đào tạo nhân viên bài bản gây dựng niềm tin và tự hào về sứ mệnh và sự phát triển trong chiến lược quảng bá thương hiệu
Việc đầu tiên mà chủ doanh nghiệp nhỏ cần làm là xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Hệ niềm tin và bộ quy tắc, định hướng mọi hoạt động của các thành viên trong doanh nghiệp. Mỗi người đều phải nắm được quyền hạn, trách nhiệm. Và nghĩa vụ của mình trong quá trình xây dựng thương hiệu.

Với bước đầu tiên này, doanh nghiệp không chỉ đào tạo các nhân viên có đủ kiến thức và kỹ năng để làm việc mà còn biến họ trở thành những đại sứ quảng bá thương hiệu thông qua việc gây dựng niềm tin và tự hào về sứ mệnh và sự phát triển của thương hiệu.

3.3. Đầu tư nghiêm túc vào bộ nhận diện thương hiệu

Ngay cả khi doanh nghiệp chưa dốc ngân sách chạy quảng cáo hay tổ chức các hoạt động. Bản thân hệ thống nhận diện đã đóng vai trò một yếu tố quảng bá thương hiệu. Đây là cách giúp doanh nghiệp bạn trông có vẻ “to lớn” và chuyên nghiệp hơn so với thực tế, là cơ sở để khách hàng phân biệt thương hiệu bạn với đối thủ khác, ghi nhớ bạn trong tâm trí, khẳng định vị thế của thương hiệu trên thị trường và tăng cường sự tin tưởng của đối tác, khách hàng.

Bộ nhận diện thương hiệu đẹp giúp khách hàng “nhận diện” doanh nghiệp
Bộ nhận diện thương hiệu đẹp giúp khách hàng “nhận diện” doanh nghiệp

Bạn sẽ đạt được hiệu quả quảng bá thương hiệu thông qua một bộ nhận diện bao gồm đầy đủ các hạng mục chính như sau:

  • Nhận diện cốt lõi (tên gọi, logo, slogan, brand guidelines)
  • Nhận diện ấn phẩm văn phòng (danh thiếp, giấy tiêu đề, phong bì thư, hóa đơn, đồng phục…)
  • Nhận diện văn phòng (backdrop quầy lễ tân, nội thất, tranh trang trí…)
  • Nhận diện sản phẩm (bao bì, nhãn mác, kiểu dáng, dấu hiệu nhận biết trên bao gói…)
  • Nhận diện tại điểm bán (biển hiệu, poster, banner, standee, POSM…)
  • Nhận diện ấn phẩm Marketing (catalogue, profile công ty, tờ rơi, tờ gấp…)
  • Nhận diện Internet (website, landing page, microsite, facebook fanpage, email marketing…)
  • Nhận diện môi trường (biển hiệu, phương tiện vận tải, phương tiện thi công…)

3.4. Sáng tạo nội dung hấp dẫn và mang tính lan truyền

Việc sáng tạo nội dung sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều cơ hội mới. Sáng tạo những điều chưa ai dám làm, hoặc đi trước thời đại có thể là mạo hiểm. Nhưng những doanh nghiệp dẫn đầu luôn dám làm điều đó. Việc sáng tạo nội dung cũng vậy.

Khi trên thị trường người người đi theo lối mòn, người đi tiên phong thành công sẽ tạo nên xu hướng. Việc sáng tạo nội dung mới lạ, ấn tượng biết đâu sẽ thu hút thêm rất nhiều đối tượng mới. Biết đâu, doanh nghiệp sẽ có thêm một phân khúc khách hàng tiềm năng. Có thêm những cơ hội tiềm năng? Trong kinh doanh, cơ hội chính là vàng, đừng bỏ lỡ nhé!

Sáng tạo nội dung – công cụ quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp
Sáng tạo nội dung – công cụ quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp

Nội dung sáng tạo luôn có lợi thế viral  là chìa khóa thành công của chiến dịch marketing.  Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Hầu hết các doanh nghiệp đều phải đẩy mạnh truyền thông, marketing. Để một chiến dịch marketing thành công, quan trọng nhất không phải là kỹ thuật hay công cụ. Chúng chỉ là những vỏ bọc bên ngoài, giúp chiến dịch trở nên lộng lẫy, hoành tráng hơn. Mà cốt lõi thành công là ở việc sáng tạo nội dung của chiến dịch.

Để tạo ra những nội dung sáng tạo không phải là điều dễ dàng. Nhưng trước hết hãy ý thức thật rõ vai trò của nó trong chiến dịch marketing và trong kinh doanh. Chỉ khi hiểu rõ vai trò bạn mới có thể phát huy giá trị  của nó.

3.5. Tập trung sản xuất và hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ

Sản phẩm là công cụ cạnh tranh cốt lõi và bền vững nhất của doanh nghiệp.
Sản phẩm là công cụ cạnh tranh cốt lõi và bền vững nhất của doanh nghiệp.

Quan điểm tập trung vào hoàn thiện sản phẩm trong tiếng Anh tạm dịch là: The view of focusing on perfecting product.

Quan điểm này cho rằng: Người tiêu dùng luôn ưa thích những sản phẩm có chất lượng cao nhất, nhiều công dụng tính năng mới. Vì vậy, các nhà quản trị doanh nghiệp muốn thành công phải luôn luôn tập trung mọi nguồn lực vào việc tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt nhất và luôn cải tiến chúng.

Sản phẩm là công cụ cạnh tranh cốt lõi và bền vững nhất của doanh nghiệp. Chiến lược sản phẩm cũng là cơ sở để xây dựng chiến lược giá, phân phối và xúc tiến hỗ hợp.

Chiến lược sản phẩm định hướng rõ ràng giúp cho đội ngũ nhân viên bán hàng thấu hiểu kỹ nhất về sản phẩm, đặc tính ưu việt của sản phẩm từ đó có thể tự do đề xuất những ý tưởng bán hàng độc đáo và truyền thông tin đến khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất.

Một khi chiến lược sản phẩm được xác định rõ ràng, bạn sẽ nhìn nhận rộng hơn về bức tranh toàn cảnh và quy trình phát triển sản phẩm, giúp bạn định hình các bước đi phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.

3.6. Cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàng

Trong thời đại mà tiếng nói của khách hàng ngày càng có giá trị thì việc cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàng đóng vai trò cực kì quan trọng.

Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng có tầm ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng có tầm ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Một số lợi ích mà kế hoạch này mang lại có thể kể đến cụ thể như sau:

  • Tăng doanh số: cá nhân hóa trải nghiệm mua hàng có thể tăng cơ hội mở rộng thị phần. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện doanh số bởi vì có thể phục vụ nhiều khách hàng hơn.
  • Tiếp cận khách hàng tiềm năng nhanh chóng hơn: những thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ dễ dàng truyền tải đến khách hàng tiềm năng – những người có sở thích lựa chọn sản phẩm theo xu hướng có nhân hóa.
  • Cải thiện mức độ tin cậy và hài lòng của khách hàng: các thông tin về sản phẩm, dịch vụ được định hướng theo tính cá nhân hóa sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy thoải mái hơn khi cung cấp những thông tin cá nhân hoặc góp ý để nhận được ưu đãi, chương trình khuyến mãi phù hợp.
  • Tạo dựng lòng trung thành của khách hàng: kế hoạch cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm sẽ giúp doanh nghiệp giữ chân được tệp khách hàng của mình vì họ cảm thấy thoải mái và tin tưởng khi sản phẩm/dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu mua hàng của họ. Trên thực tế, họ sẽ không bị các vấn đề như giá tiền hay số lượng,… ảnh hưởng đến hành vi mua hàng.

3.7. Remarketing

Việc tăng nhận thức của khách hàng về thương hiệu sẽ chẳng hiệu quả nếu thiếu hoạt động Remarketing. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đang đặt quảng cáo của họ ở mọi nơi trên Internet, để thu hút mọi sự chú ý, mọi ánh nhìn từ người đọc.

Nó rất quan trọng trong chiến dịch truyền thông của doanh nghiệp. Nhằm đẩy mạnh quá trình mua hàng của khách. Khi mà thương hiệu đã có chỗ đứng trong lòng khách hàng. Và chỉ cần một chút sự thúc đẩy nữa để họ kết thúc hành vi mua hàng của mình.

Đừng quên sử dụng blog, podcast hoặc các phương tiện truyền thông xã hội. Bởi vì điều này sẽ mang đến cho người tiêu dùng cảm giác rằng thương hiệu của bạn lớn hơn nhiều so với thực tế. Nói chung, Remarketing là một phương thức truyền thông tuyệt vời để nâng cao tỷ lệ chuyện đổi một cách nhanh chóng.

Tóm lại:

Bằng 7 chiến lược quảng bá thương hiệu trên đây, thương hiệu của bạn sẽ được nâng tầm và tiếp cận được nhiều hơn nữa khách hàng tiềm năng. Doanh nghiệp cần nắm rõ thương hiệu của mình nhắm đến khách hàng mục tiêu nào để lựa chọn được phương thức quảng cáo thích hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *